Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mỏ quạ mang lại

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 40 Second

Cây mỏ quạ  – vị thuốc Đông y chữa bệnh còn có tên gọi khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu. Cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi, cũng có thể dùng để trồng hàng rào được nhiều người thu hái và sử dụng làm thuốc chữa các loại bệnh. Là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát, cây mỏ quạ mang lại công dụng chữa bệnh tuyệt vời cho người sử dụng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin về loại cây thuốc quý chữa bệnh này nhé.

Mô tả dược liệu mỏ quạ

Đặc điểm cây mỏ quạ

Đặc điểm, hình ảnh cây mỏ quạ
Đặc điểm, hình ảnh cây mỏ quạ

Mỏ quạ là cây thân nhỏ. Thân và cành mềm yếu nên loài thực vật này thường mọc tựa vào nhau tạo thành từng bụi lớn. Rễ cây có hình trụ, mọc ngang, phân nhiều nhánh và có thể xuyên qua đá.

Thân có vỏ màu nâu, có nhiều gai nhọn cong xuống như mỏ quạ. Lá mọc cách, phiến hình trứng, mép lá nguyên, mặt nhẵn và có màu xanh lục; lá thường có vị tê cay khi nếm.

Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, có màu vàng nhạt và thường mọc vào tháng 4 – 5 hằng năm. Quả mọc vào tháng 10 – 12, dạng kép; có màu vàng hoặc đỏ khi chín, bên trong chứa hạt nhỏ.

Phân bố

Mỏ quạ là loài thực vật phân bố tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Úc, Châu Phi và Châu Á. Ở nước ta, cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Cây mọc nhiều nhất ở Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Nam và Đồng Nai.

Tác dụng của cây mỏ quạ đối với sức khỏe

Trong Y học cổ truyền, mỏ quạ là một loại dược liệu được sử dụng khá phổ biến với các công dụng nổi bật như:

  • Tác dụng hoạt huyết khu phong và thư cân hoạt lạc.
  • Chủ trị phong thấp đau nhức, mỏi gối, trị đòn ngã, khạc ra máu trong đờm, ho ra máu, bế kinh; hoàng đản lao phổi và ung sang thũng độc.
  • Trừ phòng, hoạt huyết, mạnh gân cốt, trị tổn thương và vấp ngã (theo Trung Quốc dược học đại từ điển).
  • Mát máu, trị khạc ra máu, vấp ngã, lưng đau, di tinh, nôn ra máu; bổ thận, bề chặt tinh, thư ruỗi gân, tổn thương (theo Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục).
  • Lá ngừng đau, tiêu viêm, hoạt huyết, trừ phong (theo Vân Nam trung dược tư nguyên danh lục).
  • Tại Thái Lan, người dân dùng thân gỗ của cây mỏ quạ để điều trị ỉa chảy; sốt mãn tính và làm thuốc để bồi bổ sức khỏe.

Công dụng chữa bệnh của cây mỏ quạ

Công dụng chữa bệnh của cây mỏ quạ
Công dụng chữa bệnh của cây mỏ quạ

Mỏ quạ có vị hơi đắng, hơi mát, có tác dụng: Làm mát máu, tan máu tụ, duỗi gân, thông mạch máu; chữa khối kết hạch, bị thương sưng đau, phong thấp lưng gối đau mỏi, phụ nữ kinh bế; dùng 12 40g sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.

–   Chữa kinh giản, lên cơn hàng ngày; hay 3 – 4 ngày phát một lần, dùng cây Vàng lồ, Hạt cau; Thảo quả mỗi vị 20g, sắc uống (Hoạt nhân toát yếu).

–   Chữa lao phổi, ho ra máu hoặc khạc ra đờm lẫn máu: Rễ cây Vàng lồ 40g, Dây rung rúc (rút rế) 30g; Bách bộ và Hoàng liên, Ô rô mỗi vị 20g, sắc uống.

Lá Mỏ quạ tươi dùng chữa vết thương: Trước hết nấu lá Trầu không lấy nước rồi hoà một cục phèn vào để giội rửa vết thương; xong dùng lá Mỏ quạ bỏ gân cuống, giã nhỏ đắp; thay thuốc hàng ngày, độ 3 – 5 ngày khỏi.

Nếu vết thương lâu kéo miệng thì thêm lá Bòng bong bằng nhau, giã đắp; mỗi ngày thay thuốc một lần. Sau 3 – 4 ngày chưa khỏi thì lại thêm lá Hàn the bằng nhau; cùng giã đắp, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

93 − = 84