Mẹo điều trị bệnh từ các bài thuốc dân gian có chứa cây ba đậu

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 38 Second

Cây ba đậu là một vị thuốc Đông y quen thuộc trong các bài thuốc, loại cây này có vị cay nồng, tính nóng và có độc. Cây ba đậu là một loại thảo mộc được sử dụng trong nhiều phương pháp chữa bệnh, nhưng lại chứa hàm lượng độc tố rất cao. Vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại thuốc này để tránh bị ngộ độc. Khi sử dụng người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và uống theo đơn thuốc đã được kê sẵn chứ không tự ý uống. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết được những thông tin cần thiết về vị thuốc ba kích nhé.

Mô tả dược liệu

Đặc điểm thực vật

Cây ba đậu
Cây ba đậu

Ba đậu là một loại cây gỗ nhỡ có chiều cao trung bình ở vào khoảng 3 – 6m, cành nhẵn. Lá mọc so le nhau, nguyên có hình trứng với phần đầu nhọn. Mép lá có răng cưa nhỏ, lá dài khoảng 6 – 8cm, rộng khoảng 4 – 5cm, phần cuống nhỏ và chỉ dài 1 – 2cm.

Hoa mọc thành từng chùm ở đầu cành dài khoảng 10 – 20cm. hoa đực ở đỉnh, hoa cái ở phía dưới. Cuống hoa nhỏ và chỉ dài 1 – 3mm. Quả nang màu vàng nhạt, bề ngoài nhẵn, khi chín tách ra sẽ có 3 mảnh vỏ. Hạt có hình trứng dài khoảng 10mm, rộng 4 – 6mm, phía ngoài vỏ cứng, màu nâu xám.

Hạt của cây là bộ phận được dùng phổ biến nhất để làm vị thuốc. Ngoài ra, rễ và lá cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.

Phân bố

Dược liệu thường mọc hoang ở vùng Ấn Độ, Malaixia hay một số tỉnh thuộc Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam… Còn ở nươc ta, cây mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn…

Thu hái và sơ chế

Hoạt được thu hái ở quả chín chưa bị nứt vỏ. Thường để nguyên quả đến khi dùng mới gỡ hạt hay đập lấy hạt rồi phơi khô. Còn phần rễ có thể thu hái quanh năm, sau đó đem về rửa sạch, thái phiến rồi phơi khô để bảo quản dùng dần. Còn phần lá thường được dùng ở dạng tươi.

Bài thuốc ba đậu sương

Bài thuốc ba đậu sương
Bài thuốc ba đậu sương

Đập bỏ vỏ cứng bên ngoài.

Sàng lấy nhân. Phơi sấy khô. Xát bỏ vỏ mỏng ngoài nhân

– Ép lạnh: Lấy nhân ba đậu (sau khi bỏ vỏ) hoặc hạt ba đậu, sau khi sao nứt vỏ; xát bỏ vỏ ngoài. Nghiền mịn, lấy giấy bản gói kỹ hoặc lấy vải gai gói lại để thấm dầu ép dầu. Thay giấy gói, tiếp tục ép dầu. Bã nghiền nhỏ và rây.

– Ép nóng: Đem ba đậu nhân, nghiền mịn, gói giấy bản để thấm dầu. Phơi gói ra nắng hoặc sấy trên lò cho nóng. Ép bỏ dầu, tới khi bã còn khoảng 10%. Bã nghiền nhỏ và rây

– Chưng rồi ép: Sau khi làm sạch vỏ hạt. Nhân gói vào giấy bản. Chưng các gói giấy cho nóng lên, ép nóng lấy dầu – bã nghiền nhỏ và rây.

– Sau khi ép dầu bã còn lại đem sao:

+ Bã ba đậu đem sao vàng gọi là ba đậu sương; còn sao đen gọi là hắc ba đậu.

Công dụng: Hạt và dầu ba đậu đều là thuốc độc bảng A. Tây y dùng dầu ba đậu làm thuốc tây mạnh, thuốc trị tê thấp, viêm phổi, đau ruột. Đông y dùng ba đậu để tả hàn tích, trục đờm thủy. Ba đậu sương độc tính đã giảm và tính tả hạ cũng giảm.

Lưu ý

Người bị bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không được dùng.

Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều vì vị thuốc này có thể gây ngộ độc. Khi các triệu chứng ngộ độc xuất hiện cần dùng đậu xanh, đậu đen, đậu đũa hay hoàng liên sắc nước uống để giải độc. Tìm đến bác sĩ ngay lập tức nếu vấn đề chuyển biến xấu.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

+ 76 = 78