Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp ở người cao tuổi

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 25 Second

Bệnh thoái hóa khớp là bệnh khớp phổ biến nhất ở những người lớn tuổi. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 40 đến 50 tuổi và hầu như tất cả mọi người đều sẽ mắc bệnh này (mặc dù không phải lúc nào cũng có triệu chứng) đến 80 tuổi thì triệu chứng sẽ biểu hiện rõ hơn. Chỉ một nửa số bệnh nhân thoái hóa khớp có triệu chứng rõ ràng khi mắc bệnh. Dưới 40 tuổi, hầu hết các bệnh thoái hóa khớp xảy ra ở nam giới và là kết quả của chấn thương. Phụ nữ từ 40 đến 70 tuổi bị nhiều bệnh xương khớp, và tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp ở nam và nữ trên 70 tuổi là như nhau.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp ở người già

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

– thoái hóa khớp chiếm 20% các bệnh lý về khớp

– 80% bệnh nhân thoái hóa khớp bị hạn chế về vận động

– 20% bệnh nhân không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày.

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn; kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây bệnh mãn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.

Theo thời gian, lớp sụn khớp sẽ dần dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi; khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng sẽ bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa; mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Đối với trường hợp nặng, sụn còn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?

Các khớp xương trên cơ thể
Các khớp xương trên cơ thể

Thoái hóa khớp xảy ra khá phổ biến ở những người bước qua độ tuổi trung niên; bệnh gây ra các triệu chứng như đau nhức, cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động bình thường. Nghiên cứu y học đã chỉ ra, có đến 80% trường hợp bị thoái hóa khớp; gặp khó khăn khi vận động và 25% trường hợp bị mất đi khả năng vận động bình thường. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng khác như:

  • Suy nhược cơ thể: Việc đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu; đặc biệt các cơn đau xuất hiện về đêm còn khiến người bệnh bị mất ngủ; gây tác động xấu đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, suy nhược cơ thể,…
  • Biến dạng các khớp: Các khớp bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng to, mọc gai xương; gây biến dạng và lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này sẽ khiến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh ảnh hưởng rất lớn.
  • Teo cơ: Các cơ xung quanh vùng khớp bị tổn thương nếu không được vận động trong thời gian dài sẽ dần suy yếu; gây teo cơ và mất đi khả năng vận động thông thường như co duỗi, cầm nắm, đi đứng,…

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là sự kết hợp của nhiều yếu tố gồm thừa cân lão hóa sang chấn hoặc stress ở khớp; di truyền và yếu cơ là hiện tượng khớp bị tổn hại (oxi hóa, biến dạng, vôi hóa…); có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có 2 loại nguyên nhân thoái hóa khớp chính:

Nguyên nhân nguyên phát

Đây là nguyên nhân thoái hoá khớp thường hay gặp ở những người tuổi cao. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh; trong đó có khớp xương. Có nhiều yếu tố ở người cao tuổi tác động đến thoái hóa khớp xương; như: tình trạng béo phì di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.

Nguyên nhân thứ phát

Là nguyên nhân thoái hóa khớp xảy ra sau viêm khớp dạng thấp viêm khớp do nhiễm trùng; (do vi khuẩn lao vi khuẩn mycoplasma vi khuẩn lậu…).
Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp; như: ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…). Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng góp phần gây thoái hóa khớp xương ở người cao tuổi.

Người ta cho rằng, những người trên 40 tuổi hay gặp thoái hóa khớp xương; có lẽ có liên quan đến yếu tố tự miễn, cũng giống như trong viêm đa khớp dạng thấp người ta thấy có các tự kháng thể thuộc loại globulin kiểu IgM có tính đặc hiệu cao.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

49 − = 46