Cách phòng ngừa những căn bệnh thường gặp khi trời lạnh ở trẻ

0 0
0 0
Read Time:5 Minute, 13 Second

Mỗi khi thời tiết giao mùa khiến cho sức đề kháng của mỗi người đều thay đổi theo. Kéo theo đó là rất nhiều căn bệnh thường gặp không chỉ ở người lớn mà còn phổ biến với trẻ nhỏ. Những ngày trời lạnh trẻ nhỏ rất dễ dàng mắc phải những căn bệnh thường thấy như: tay chân miệng, cảm cúm, nhiệt miệng,… Nếu như không nhanh chóng đưa ra cách phòng chóng và xử lý những vấn đề mà trẻ đang mắc phải sẽ khiến cho tình trạng của trẻ nặng hơn. Cha mẹ nên lưu ý đến những cách như chế độ dinh dưỡng, giữ ấm cho trẻ, vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ.

Ngoài ra, hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi bạn sẽ có thêm nhiều cách phòng những căn bệnh thường gặp ở trẻ khi trời chuyển lạnh.

Sức khoẻ của trẻ thường bị đe doạ khi thời tiết chuyển mùa

Sức khoẻ của trẻ thường bị đe doạ khi thời tiết chuyển mùa
Trẻ khó chịu khi bị bệnh

Mùa đông mang tới không khí lạnh cùng những cơn gió bất chợt sẽ khiến cho sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, các bố mẹ cần phải biết được những loại bệnh có thể khiến trẻ trở nên yếu hơn trong mùa đông này để biết cách phòng chữa cho con. Trời lạnh khiến trẻ dễ gặp các bệnh như nhiệt miệng, cảm cúm, chân tay miệng… Ngoài chú ý chế độ dinh dưỡng, giữ ấm, vệ sinh, phụ huynh còn cần sẵn sàng chuẩn bị những loại thuốc cần thiết, nhanh chóng xử lý các vấn đề của trẻ.

Những căn bệnh thường gặp vào mùa đông trẻ dễ mắc phải

Những căn bệnh thường gặp vào mùa đông trẻ dễ mắc phải
Phụ huynh còn cần sẵn sàng chuẩn bị những loại thuốc cần thiết
  • Cảm cúm:Đây là bệnh phổ biến về đường hô hấp trẻ nhỏ hay mắc phải. Bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, dễ lây lan với những triệu chứng thường gặp như: ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức và chán ăn.
  • Viêm tiểu phế quản: Đây là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ khi tiểu phế quản chưa phát triển toàn diện. Lúc này, do tiểu phế quản chưa hoàn chỉnh, yếu ớt nên khi bị virus tấn công dễ bị hẹp hoặc phù nề khi viêm, dẫn đến triệu chứng khó thở và khò khè. Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu xuân.
  • Bệnh chân, tay, miệng: Do virus gây ra làm xuất hiện các vết phồng rộp ở lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng. Chuyển sang sốt cao, chảy nước mũi và đau họng.

Bệnh nhiệt miệng rất phổ biến ở trẻ nhỏ

Bệnh nhiệt miệng:Nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp tơ, làm xuất hiện vết viêm loét ở các mô mềm trong khoang miệng như: môi, má, dưới lưỡi hoặc trên nướu với kích thước nhỏ và nông, thường dưới 1cm. Vết loét sưng đỏ xung quanh, gây đau rát, dẫn đến trẻ biếng ăn quấy khóc.

Nhiệt miệng dễ nhầm lẫn với tay chân miệng. Tay chân miệng là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ. Từng có bố mẹ nhầm lẫn vết loét nhiệt miệng với mụn nước của bệnh tay chân miệng. Làm trì hoãn quá trình chữa trị. Chuyên gia cho biết, nhiệt miệng là vết loét hình tròn trong mô mềm của miệng, có thể gây đau đớn. Ảnh hưởng việc ăn ngủ, nhưng không lây nhiễm. Còn tay chân miệng gây ra bởi virus Coxsackie, thường bị loét đỏ nhỏ ở miệng. Và lòng bàn tay, bàn chân nhưng không gây đau.

Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và cách phòng chống cho trẻ

Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và cách phòng chống cho trẻ
Trẻ bị củm cúm

Chú ý chế độ ăn uống. Chuyên gia khuyến cáo, về chế độ ăn uống, phụ huynh nên cho bé ăn thực phẩm giàu protein như: trứng gà, chế phẩm từ đậu… bổ sung vitamin cần thiết bằng cách ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Phụ huynh nên hạn chế thức ăn quá lạnh hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ, bổ sung đủ nước. Ngoài các thực phẩm trên, sinh tố, sữa chua cũng là gợi ý hay để tăng cường đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ.

Những cách phòng chống bệnh cho trẻ vào mùa lạnh

Để phòng các đợt cảm cúm, một trong những cách đơn giản. Là phụ huynh có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý (loại dùng cho trẻ em). Giúp vệ sinh vùng mũi họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi. Đồng thời, phụ huynh cần chú ý giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt ở những vị trí quan trọng như: bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Đối với bệnh nhiệt miệng, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó khăn. Trong ăn uống, ảnh hưởng đến giấc ngủ, giao tiếp của trẻ, để chữa trị nhiệt miệng.

Bên cạnh súc miệng bằng nước muối sinh lý. Phụ huynh có thể trang bị gel bôi nhiệt miệng (dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên). Thành phần Lidocain có tác dụng giảm đau. Dịch chiết xuất từ hoa cúc có tác dụng kháng viêm. Thuốc bôi trực tiếp, bám dính vào niêm mạc miệng, giúp điều trị chứng viêm; đau ở niêm mạc miệng, môi, viêm lợi. Các chuyên gia cũng lưu ý, vết loét nhiệt miệng sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Trong 7-14 ngày, nên nếu tình trạng của trẻ kéo dài hơn 14 ngày. Gia đình nên đưa trẻ thăm khám chuyên khoa.

Lời kết

Tóm lại, trong giai đoạn cuối năm chuyển mùa gia đình cần: chăm sóc trẻ chu đáo; giữ ấm khi gió lạnh về, giữ vệ sinh răng miệng tốt, trang bị các loại thuốc cần thiết. Để nhanh chóng xử lý các vấn đề của trẻ… để gia đình cùng đón mùa lễ hội trọn vẹn.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

76 − = 69