Dự án cộng đồng giúp người trẻ trầm cảm ở Hàn Quốc

0 0
0 0
Read Time:6 Minute, 44 Second

Là một quốc gia phát triển, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong xã hội. Tiêu chuẩn đánh giá một con người cũng được nâng cao, khiến giới trẻ chịu rất nhiều áp lực phải xây dựng sự nghiệp bản thân. Rất nhiều người đã không thể vượt qua áp lực đó, họ cũng cô đơn khi không thể chia sẻ cùng ai. Điều này khiến tỷ lệ người bị trầm cảm, tự tử tăng nhanh. Một dự án mang tên một dự án tên Don’t Worry Village (tạm dịch: Làng không lo lắng) được thành lập từ kinh phí chính phủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dự án đó thông qua bài viết ‘Dự án cộng đồng giúp người trẻ trầm cảm ở Hàn Quốc’.

Những dự án cộng đồng đang được hình thành

Gạt bỏ những áp lực nặng nề trong công việc. Nhiều người trẻ tại Hàn Quốc tìm đến những dự án cộng đồng. Để giải tỏa căng thẳng, kết bạn mới. Kim Ri-Oh (27 tuổi), phóng viên ảnh tại một tạp chí ở Seoul. Luôn trong tình trạng căng thẳng khi làm việc. Áp lực phải trở thành một nhân viên tốt, khiến Kim ngày càng suy sụp. Một ngày làm việc của cô kết thúc sau 11h đêm. Và thường xuyên phải tăng ca vào cuối tuần.

Những dự án cộng đồng đang được hình thành 
Những dự án cộng đồng đang được hình thành

“Tôi bắt đầu mất đi niềm vui với những gì đang làm. Cái chết luôn ám ảnh trong tâm trí tôi. Đây là cuộc sống của tôi, nhưng tôi không thể tìm thấy bản thân mình trong đó”, Kim nói với BBC. Không chỉ Kim, rất nhiều người trẻ ở xứ kim chi cũng đang trải qua nỗi thất vọng tương tự, theo BBC.

Văn hóa tụ họp độc hại

Yoon Duk-Hwan, đồng tác giả của cuốn sách “Xu hướng Hàn Quốc 2019”. Chỉ ra rằng nước này có truyền thống xoay quanh “văn hóa tụ họp”. Các cuộc họp lớp hàng năm là một ví dụ phổ biến. Khi đời tư của mọi người – từ chuyện kết hôn; đi làm; thất nghiệp – đều được chia sẻ. “Những cuộc gặp gỡ này củng cố một nền văn hóa độc đoán. Mà ngày càng nhiều người trẻ chọn không tham gia nữa. Họ nhận ra mình có thể sống mà không bị ràng buộc bởi những vòng kết nối này”. Yoon nhận định. Go Ji-Hyun mở “Salon gặp gỡ” Chwihyangwan đầu tiên ở Hàn vào năm 2018. Nội thất trong tiệm được bày trí giống như một khách sạn kiểu cũ.

Đây là nơi để mọi người tụ tập, trao đổi và trò chuyện. “Hàn Quốc chưa có văn hóa trò chuyện với nhau. Vì sợ bị bóc mẽ đời tư, đặc biệt là với người lạ. Lúc mới mở salon này. Câu hỏi mà tôi thường gặp nhất là: ‘Làm cách nào để nói chuyện với một người lạ?’”, Go Ji-Hyun chia sẻ. Tại Chwihyangwan, người tham dự không cần tiết lộ tuổi tác của họ. Các thành viên giới thiệu nhau bằng biệt hiệu thân mật. Và không gọi tên thật hoặc nghề nghiệp. “Thông thường, người Hàn giao tiếp với nhau dựa trên tuổi tác; nghề nghiệp, địa vị xã hội. Thay vì đó, tại đây, mọi người chỉ biết đến nhau qua suy nghĩ cá nhân”, Go nói.

Giải tỏa áp lực – Nguyên nhân gây trầm cảm

Hiện Kim đang làm việc tại một dự án tên là Don’t Worry Village (tạm dịch: Làng không lo lắng). Nằm tại thành phố cảng Mokpo, phía tây nam Hàn Quốc. “Làng không lo lắng” được thành lập vào năm 2018. Với nguồn tài trợ của chính phủ. Với khẩu hiệu: “Hãy nghỉ ngơi. Thất bại cũng không sao”. Nhóm quản lý của ngôi làng này đã phục hồi các tòa nhà cũ. Thành nơi giúp giới trẻ giải tỏa áp lực. Trong thời gian 6 tuần, những người đang kiệt sức vì công việc. Có thể đến đây để tạo ra các dự án của riêng họ.

Giải tỏa áp lực - Nguyên nhân gây trầm cảm
Giải tỏa áp lực – Nguyên nhân gây trầm cảm

Park Myung-Ho (34 tuổi) và Hong Dong-Woo (35 tuổi), hai nhà đồng sáng lập dự án. Mong muốn “Làng không lo lắng” sẽ đem lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhỏ nhoi cho người đang bị suy sụp. Bên trong vẻ hào nhoáng của ngành công nghiệp Kpop. Và làm đẹp là một thực tế ảm đạm: tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ tăng cao. Giờ làm việc khắt khe nhất so với các quốc gia phát triển ở châu Á.

Millennials (những người sinh từ năm 1981-1996) ở Hàn Quốc. Tự coi mình là một phần của thế hệ Sampo. Đây là một hiện tượng xã hội mới. Từ “Sampo” có nghĩa là phải từ bỏ chuyện hẹn hò; hôn nhân và con cái để tồn tại trong nền kinh tế hạn hẹp. Theo quan sát của Kim. Không ít bạn trẻ nghĩ mình thuộc “thế hệ N-po”. Họ phải hy sinh nhiều thứ bên cạnh 3 tiêu chí trên. Để đạt được sự hài lòng bên cạnh những thước đo thành công truyền thống.

Trầm cảm vô cùng nguy hiểm

Trầm cảm được xem là bệnh khi trạng thái cảm xúc này diễn ra trong thời gian dài. Chúng kéo dài trong nhiều tháng; nhiều năm. Và chúng làm rối loạn hoạt động của cơ thể (như mệt; nhức mỏi cơ thể; đau đầu; đau vai gáy, sụt cân, mất ngủ…) và làm giảm chức năng học tập, sinh hoạt (như giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ, giảm sút hiệu quả và kết quả học tập); xã hội (như mất việc, mất sức, mất hứng thú lao động, làm việc…) của cá nhân đó.

Nguy hiểm hơn khi trầm cảm khiến cho người đó có những ý tưởng kỳ quặc. Làm hại đến bản thân (như nghiện rượu, nghiện chất kích thích; gây nghiện, tự rạch da, tự cắt tay…), đặc biệt là ý nghĩ và hành vi tự sát, kết liễu cuộc sống.

Trầm cảm ở người trẻ Hàn Quốc ở mức rất cao

Theo BBC, tình trạng trầm cảm ở người trẻ Hàn Quốc đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Báo cáo của Dịch vụ Đánh giá Bảo hiểm Y tế cho thấy số người trong độ tuổi 20 được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm. Ha Ji-Hyun, bác sĩ tâm lý và giáo sư tại Trung tâm y tế Đại học Konkuk ở Seoul, cho hay các cộng đồng như “Làng không lo lắng” hay “Salon gặp gỡ” Chwihyangwan chỉ có thể là không gian cho những người cô đơn có khả năng chi trả.

Trầm cảm ở người trẻ Hàn Quốc ở mức rất cao
Trầm cảm ở người trẻ Hàn Quốc ở mức rất cao

Trong khi đó, trầm cảm có tác động khác nhau với nhóm thanh niên có thu nhập thấp. Nói cách khác, giao tiếp xã hội vốn dĩ gắn liền với tiền bạc và nó có thể là gánh nặng hơn là thú vui. Tuy nhiên, với tỷ lệ 82% thanh niên Hàn Quốc sử dụng mạng xã hội, ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ Millennials ở mức thu nhập thấp có cơ hội tương tác xã hội.

“Sự hài lòng mà họ có được khi tương tác với người dùng khác qua trực tuyến cũng có giới hạn. Không ít người phải trải qua cảm giác trầm cảm nặng nề sau một thời gian dài bị cô lập về thể chất”, bác sĩ Ha nhấn mạnh. Với trường hợp của Kim Ri-Oh, sự phân biệt giới tính tại nơi làm việc là chất xúc tác khiến cô nhìn ra một bức tranh toàn cảnh hơn.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

8 + 2 =