Hoạch định chiến lược cho thể thao Việt Nam giai đoạn 2030-2050

0 0
0 0
Read Time:4 Minute, 45 Second

Trong nhiệm kỳ năm 2021- 2026, Ủy ban thể thao Olympic Việt Nam (UBOVN) đang hoạch định hướng tới việc phát triển toàn diện thể dục, thể thao toàn dân nhằm tăng cường sức khỏe của nhân dân. Phát triển thể thao Việt Nam đạt thành tích cao theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Mới đây, Bộ VH-TT-DL đã hoàn thành dự thảo hoạch định chiến lược cho phát triển thể thao Việt Nam giai đoạn 2030-2050.

Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam

Ngày 6.10, Bộ VH-TT-DL đã có văn bản xin ý kiến UBND các tỉnh, thành về dự thảo Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trước khi trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt.

Dự thảo Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (viết tắt là chiến lược) cũng đã tổng kết lại Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 cùng các vấn đề làm được, chưa làm được.

Đứng top 10 ASIAD giai đoạn 2031-2050

Trong dự thảo chiến lược mới, Bộ VH-TT-DL đã nêu rõ các chỉ tiêu về thể thao thành tích cao. Việt Nam sẽ phấn đấu có từ 18 – 25 VĐV vượt qua vòng loại và có huy chương tại Olympic 2024. Có từ 25 – 30 VĐV vượt qua vòng loại và có huy chương Olympic năm 2028; phấn đấu có trên 30 VĐV vượt qua vòng loại và có huy chương vàng tại các kỳ Olympic trong giai đoạn 2031 – 2050.

Việt Nam phấn đấu đoạt từ 3 đến 5 huy chương vàng tại ASIAD 2022; từ 6 đến 8 huy chương vàng tại ASIAD 2026; từ 8 đến 10 huy chương vàng tại ASIAD 2030; xếp hạng trong nhóm 10 nước dẫn đầu tại các kỳ ASIAD giai đoạn 2031 – 2050.

Đứng top 10 ASIAD giai đoạn 2031-2050
Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam – Đứng top 10 ASIAD giai đoạn 2031-2050

Phấn đấu đến năm 2030, bóng đá nam đứng trong nhóm 10 quốc gia có trình độ bóng đá hàng đầu khu vực châu Á; bóng đá nữ đứng trong nhóm 6 quốc gia hàng đầu khu vực châu Á; duy trì tốp đầu tại các kỳ SEA Games và các giải vô địch Đông Nam Á. Đến năm 2050, phấn đấu đứng trong nhóm 8 nước có nền bóng đá phát triển mạnh nhất của châu Á.

Hoạch định lại các nhóm môn

So với chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2020; ngành thể thao cũng phân định lại các nhóm môn đầu tư. Theo đó, nhóm 1 (các môn đầu tư, chuẩn bị cho Olympic) gồm bắn súng, bắn cung, cử tạ (hạng cân nhỏ), bóng đá, điền kinh (một số nội dung nữ), bơi (một số nội dung nữ), quyền anh (nam, hạng cân nhỏ).

Nhóm 2 (các môn đầu tư, chuẩn bị cho ASIAD) gồm judo, karatedo, taekwondo, thể dục dụng cụ, vật, kiếm, đua thuyền rowing, wushu, cầu lông, kurash, cầu, cờ vua, xe đạp (nữ).

Nhóm 3 (các môn đầu tư, chuẩn bị cho SEA Games, Đại hội thể thao trẻ, Đại hội thể thao bãi biển và các Đại hội thể thao quốc tế khác): nhảy cầu, bóng bàn, bóng chuyền, đua thuyền canoeing, golf, bowling, bóng rổ, quần vợt, bi sắt, pencak silat, jujitsu, vovinam, khiêu vũ thể thao, thể dục aerobic, cờ tướng, billiards & snooker, bóng ném, cầu mây, kickboxing và các môn thể thao khác.

"<yoastmark

Về phát triển nguồn lực, mở rộng; nâng cấp, hiện đại hóa các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia; Khu Liên hợp thể thao quốc gia và các công trình thể thao trọng điểm; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; y học thể thao và công trình cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành, ngành; tổ chức thi đấu, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; đủ khả năng đăng cai tổ chức ASIAD trong giai đoạn 2030-2050.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thể thao

Dự thảo chiến lược cũng đã đề cập sâu hơn đến kinh tế thể thao:

“Việt Nam sẽ phát triển mạnh các loại hình kinh doanh, dịch vụ thể thao; đưa thể dục thể thao trở thành một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành; tạo nguồn thu đóng góp cho ngân sách và tái đầu tư phát triển sự nghiệp TDTT. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thể thao hàng năm trên 6%.

Tăng dần đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực thể dục thể thao. Phấn đấu đến năm 2030, chi cho thể dục thể thao đạt trên 1% tổng chi ngân sách nhà nước”.

Chiến lược sẽ được Bộ VH-TT-DL kết hợp thực hiện cùng với 8 bộ ngành có liên quan. Nguồn kinh phí lấy từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương; kinh phí thực hiện việc xây dựng và điều hành triển khai chiến lược được bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách chi thường xuyên của Bộ VH-TT-DL.

Dự thảo Chiến lược phát triển thể thao sẽ được trình Thủ tướng xem xét; sau khi Bộ VH-TT-DL tổng hợp ý kiến đóng góp từ các địa phương.

Theo dõi hqvcd.com để cập nhật những tin tức thể thao trong nước và quốc tế mới nhất trong ngày.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

− 1 = 3