Kinh nghiệm khi đi du lịch đến thành phố Pleiku – Gia Lai

0 0
0 0
Read Time:8 Minute, 18 Second

Pleiku là thành phố Tây Nguyên thuộc tỉnh Gia Lai, nổi bật với những cánh đồng Cafe đậm đà bản sắc văn hóa. Khi đến du lich ở thành phố Pleiku – Gia Lai, bạn sẽ thường nghe tới những địa danh nổi tiếng như Biển Hồ Gia Lai, thác Chín Tầng và những danh lam thắng cảnh nổi bật khác. Ngoài ra nơi đây còn có những lễ hội đặc sắc thể hiện nét văn hóa riêng của người dân Tây Nguyên nói chung và đồng bào Gia Lai nói riêng như Lễ hội Đâm Trây, Lễ Bỏ Mạ,… Nếu bạn chưa một lần đặt chân đến thành phố đặc biệt này thì hãy nhanh tay lên kế hoạch cho những chuyến đi của mình nhé. Hãy tham khảo những kinh nghiệm hữu ích nhé.

Kinh nghiệm chọn phương tiện khi đi du lịch Pleiku

Tại Pleiku có sân bay nên từ Hà Nội, Đà Nẵng hay TPHCM; bạn có thể bay trực tiếp đến Pleiku với hãng hàng không Vietnam Airlines. Tuy nhiên từ TPHCM bạn còn có thêm 2 sự lựa chọn khác là Jestar và Vietjet; với mức chi phí tiết kiệm hơn. Sân bay Pleiku chỉ cách trung tâm thành phố 4km nên bạn có thể bắt taxi vào thành phố; chi phí tính theo km.

Thành phố Pleiku cách TPHCM 600km; nếu di chuyển bằng xe khách bạn nên đi các hãng xe của Pleiku ở bến xe Miền Đông; mất khoảng 12 tiếng di chuyển, thường các hãng xe đi vào buổi tối để đến vào sáng ngày hôm sau. Khi tham quan tại Pleiku bạn có thể đi xe máy, xe bus hay thuê xe ôtô nếu đi nhóm đông.

Kinh nghiệm chọn thời điểm để đi du lịch Pleiku

Bạn nên đến Pleiku vào mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau; đặc biệt là những tháng cuối năm 11 – 12; bởi đây là thời điểm hoa Dã Quỳ nở vàng rực trên các nẻo đường, lúa chín vàng trên nương; đồng thời đây còn là thời gian của mùa lễ hội. Ngoài ra, cuối tháng 2 – tháng 3 là thời điểm hoa cà phê nở trắng trời tây nguyên; rất thích hợp cho những bạn săn ảnh.

Địa danh nào nên tham quan khi đến Pleiku?

Địa danh nào nên tham quan khi đến Pleiku?
Biển hồ T’Nưng

Điểm đến được xem là hấp dẫn và nổi tiếng nhất ở Pleiku là biển hồ T’Nưng; cách trung tâm thành phố chỉ 10km, nơi đây chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động; khi đi vào bạn sẽ thấy phong cảnh rất đẹp với hàng thông xanh cao vút hai bên; mặt hồ luôn trong xanh, đây là địa điểm lý tưởng để bạn chụp hình. Đi thêm 35km nữa bạn sẽ đến với nhà máy thủy điện Yaly – là công trình lớn thứ 2 ở nước ta sau công trình thủy điện Hòa Bình trên Sông Đà.

Buổi chiều bạn hãy ghé tham quan thác Phú Cường có vẻ đẹp rất hoang sơ; cách trung tâm tầm 45km hay thác 9 tầng với âm thanh vang dội của núi rừng (cách trung tâm 20km). Buổi tối, địa điểm mọi người hay lựa chọn hóng mát là Quảng trường Đại Đoàn Kết, khá rộng và đẹp; nơi đây bạn sẽ thấy hoạt động của thành phố và cảnh sinh hoạt về đêm của người dân Tây Nguyên sau một ngày làm việc cực nhọc.

Nằm ngay trung tâm thành phố bạn hãy ghé tham quan Chùa Minh Thành – một kiến trúc độc đáo kiểu Đài Loan; chùa Bửu Nghiêm, nhà thờ Đức An, nhà tù Pleiku. Ngoài ra, nếu còn có thêm thời gian tại Pleiku bạn có thể ghé thăm hồ Đức Anl khu du lịch Về Nguồn, khu du lịch Đồng Xanh (10km) – vừa là bảo tàng lưu giữ hiện vật, vừa là nơi lưa giữ những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa.

Khách sạn và ẩm thực địa phương nơi đây

Trung tâm thành phố Pleiku không có nhiều khách sạn nên bạn lưu ý nếu đi dịp cao điểm; thì nên đặt phòng sớm nhé. Vài gợi ý khách sạn cho bạn lựa chọn như Đức Long 1 & Tre Xanh Plaza 2 sao; Đức Long apartment 3 sao hay Hoàng Anh Gia Lai 4 sao.

Gia Lai có những món ăn đặc sắc mà bạn nên thử khi một lần đến đây; như phở khô Gia Lai, bún mắm cua, Bò một nắng chấm Muối kiến vàng; canh lá bép nấu với cua hoặc cá, cá chua (được làm từ cá niệng, sau khi cá được sơ chế, ướp và để vài ngày lên men thì cá có vị rất đặc biệt). Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức đặc sản thịt rừng, các món ăn của đồng bào dân tộc ở đây như: gỏi cà đắng; thịt bò nướng ống, thịt heo rừng nướng, cơm lam.

Phở khô Gia Lai

Phở khô Gia Lai
Phở khô Gia Lai

Phở khô Gia Lai còn được gọi là “Phở hai tô” vì nó bao gồm 1 tô phở khô và 1 tô nước dùng đi kèm. Khi ăn, cho tóp mỡ, rau giá, xà lách… lên trên rồi cho tương vào, trộn đều các thành phần lên rồi từ từ thưởng thức. Sợi phở khô khá đặc biệt, dù được làm từ bột gạo nhưng không mềm và dẹp như bánh phở thông thường mà có dáng tròn, mảnh và hơi dai. Nhờ vậy mà khi trộn đều lên, sợi phở rất dễ thấm gia vị nhưng không bị nát.

Bún cua

Theo người dân phố núi, món ăn có nguồn gốc từ những người Bình Định di dân đến Gia Lai; là sự pha trộn giữa mắm cua, thịt ba chỉ, măng, chả, nem chua, da heo chiên giòn, bánh phồng tôm, rau sống… Với mùi hơi khó ngửi đặc trưng, dần dà người ta gọi là bún cua thối; để phân biệt với các món bún riêu khác. Tuy nhiên không nhiều khách dám thử bởi mùi thum thủm của cua thối; nhưng nếu đã ăn rồi thì khó lòng mà quên được bởi hương vị rất đặc trưng.

Gà nướng mọi

Gà nướng mọi ăn với cơm lam được xem như thứ đặc sản đáng tự hào; mà người dân phố núi thường giới thiệu với khách phương xa. Gia vị ướp gà là bí quyết để món gà nướng của Gia Lai trở nên quyến rũ. Công thức không được tiết lộ, thế nhưng chỉ cần ngửi mùi khói nướng; người sành ăn đã có thể cảm nhận được hương mật ong, hương tỏi, sả, ngũ vị hương hòa quyện.

Gỏi lá

Gỏi lá ở phố Núi Pleiku nói riêng có tới 30 loại lá khác nhau; thậm chí có nơi có từ 40 đến 50 loại lá. Trong đó có những loại lá quen thuộc như: Cải, tía tô, sung, đinh lăng, mơ, hành, húng…; và có cả những loại lá chỉ núi rừng Tây Nguyên mới có.

Tất nhiên, gỏi lá không thể chỉ có lá mà còn có nước chấm được làm từ gạo nếp cho lên men; đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ rồi xay nhuyễn. Sau đó người làm nước chấm phi hành thơm cùng mẻ, sa tế, gia vị; rồi cho vào hầm tạo nên thứ nước chấm sền sệt, ngon ngất ngây. Cùng với đó, đĩa thức ăn đi kèm quen thuộc đó là thịt ba chỉ luộc thái mỏng; có thêm tôm Biển Hồ, bì lợn luộc và được trang trí nằm gọn giữa một mâm xanh màu lá; liền kề đĩa muối hột, ớt xanh…

Gỏi lá
Gỏi lá Pleiku

Kinh nghiệm mua quà khi tới Pleiku

Trái ngược với ẩm thực Pleiku có giá khá mềm nhưng đối với các mặt hàng mua về; như thổ cẩm, đồ ăn mang về có giá khá mất nên tốt nhất bạn nên nhờ người dân bản địa dẫn đi mua; hoặc nhờ họ chỉ đường, đừng ngần ngại vì người dân rất nhiệt tình và mến khách.

Kinh nghiệm tham gia các lễ hội khi tới Pleiku

Gia Lai có 3 lễ hội lớn và được biết nhiều nhất là lớn Lễ hội đâm trâu, Lễ ăn cơm mới, Lễ bỏ mạ. Lễ hội Đâm Trâu cũng là nét độc đáo trong văn hóa của người Ba Na, Gia Rai tổ chứcl với mục đích tế thần linh hoặc những người có công gìn giữ cai quản buôn làng; ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng những sự kiện quan trọng khác của buôn làng.

Tùy theo mục đích, hoàn cảnh cụ thể mà lễ hội đâm trâu được tổ chức vào những thời điểm khác nhau; nhưng người chủ trì luôn luôn là già làng. Lễ Bỏ Mã (Lễ Pơ Thi) – được tổ chức sau khi mùa mùa thu hoạch xong (tháng 11 – 4 năm sau). Giống như người Kinh ăn tết Nguyên đán, ở các dân tộc vùng Tây Nguyên sau mùa thu hoạch; cũng trùng vào dịp cuối năm âm lịch, tổ chức lễ ăn cơm mới.

Một số điều cần lưu ý

Bạn không nên đến Pleiku vào mùa mưa vì thường có mưa lớn và buổi sáng hoặc cả ngày; khó khăn trong việc di chuyển, ngoài ra các điểm tham quan như rừng núi, thác nước; bản làng rất lầy lội dễ trơn trợt. Lưu ý nếu di chuyển bằng xe máy đi tham quan bạn nên đi chậm vì đường Tây Nguyên khá hẹp và dốc; nhằm tránh va chạm xe đối diện. Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi khi tới du lịch Pleiku. Hy vọng nó hữu ích với bạn đọc.

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

− 2 = 1