Sốt và những cách phòng chóng giúp trẻ tăng sức đề kháng

0 0
0 0
Read Time:3 Minute, 30 Second

Sốt là một trong những căn bệnh dễ gặp nhất với đối tượng là trẻ nhỏ. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị sốt cũng rất giống với nhiều căn bệnh thường gặp khác. Nếu như bố mẹ không kịp thời phát hiện và có biện pháp giảm sốt cho trẻ thì sẽ dẫn đến những giai đoạn nặng hơn như: co giật, trẻ rơi vào trạng thái hôn mê, sốt cao theo từng cơn. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác nếu như trẻ có những triệu chứng đáng ngờ. Sau đây là bài viết giúp bạn phòng ngừa bệnh sốt thường thấy ở trẻ nhỏ dễ dàng và nhanh chóng từ chúng tôi.

Bệnh sốt thường gặp ở trẻ vào thời điểm giao mùa

Bệnh sốt thường gặp ở trẻ vào thời điểm giao mùa
Bệnh sốt thường kéo dài từ 7 – 10 ngày

Trẻ bị sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Có rất nhiều tác nhân gây sốt siêu vi điển hình trong số đó là Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, virus cúm, Enterovirus. Bệnh thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ẩm. Bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, nếu được điều trị tích cực sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh diễn biến rất nhanh, nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tổng hợp những cách phòng chống bệnh sốt cho trẻ

Tổng hợp những cách phòng chống bệnh sốt cho trẻ
Trẻ đang bị sốt

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng

Tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Thức ăn phải đa dạng, cân đối, đủ chất và đảm bảo vệ sinh. Để hỗ trợ sức đề kháng, có thể cho trẻ dùng thêm Vitamin C hay các loại thuốc bổ đa sinh tố. Ngoài ra, cần khuyến khích trẻ luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Điều quan trọng là phải chủng ngừa đầy đủ cho trẻ.

Giữ gìn vệ sinh cho trẻ mọi lúc mọi nơi

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ cách tự giữ vệ sinh cơ thể, răng miệng.
  • Trẻ sơ sinh phải được giữ tai khô và sạch để tránh bị viêm tai giữa.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ khi bị cảm.
  • Thức ăn cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh.
  • Cho trẻ ngủ mùng và giữ vệ sinh môi trường

Tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng

  • Không nên cho trẻ vận động quá lâu ngài trời nắng, tránh tiếp xúc trực tiếp lâu với ánh nắng mặt trời.
  • Khi ra ngoài nắng, phải đội nón và có khăn che ở vùng gáy.
  • Khi từ ngoài nắng vào nhà, không nên vào ngay lập tức trong phòng có máy lạnh.
  • Khi trẻ ra nhiều mồ hôi, phải lau khô và thay quần áo mới chứ không cho tắm ngay, nhất là tắm nước lạnh.
  • Mùa lạnh hay khi ngủ trong phòng có máy lạnh, phải đảm bảo trẻ được đủ ấm, nhất là ở vùng đầu và chân.
  • Tránh cho trẻ nằm ngay hướng gió (quạt máy, gió lùa) hay hướng thổi của máy lạnh.
  • Nhà cửa và nhất là phòng ngủ phải thông thoáng.

Cha mẹ nên cho trẻ đến phòng tiêm chủng

  • Tất cả trẻ em cần được chủng ngừa theo lịch tiêm chủng quốc gia. Đến ngày chủng ngừa, cha mẹ cho trẻ đến phòng tiêm chủng. Nếu trẻ có sốt hay có vấn đề gì thì báo cho cán bộ y tế. Xem lại để cán bộ y tế quyết định, xem trẻ có thể được tiêm ngày hôm đó hoặc hẹn ngày khác.
  • Nhiều trường hợp sau khi chủng ngừa một số bệnh như thương hàn; uốn ván, sởi quai bị…trẻ có thể bị sốt nhẹ. Nên dự phòng thuốc hạ sốt để cho trẻ dùng khi có dấu hiệu bị sốt sau khi chủng ngừa.
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

87 − 86 =